UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG DƯƠNG
Số: 46 /KH- MNHD |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Dương, ngày 18 tháng 03 năm 2022 |
KẾ HOẠCH |
Thực hiện truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 |
Căn cứ Kế hoạch số 236/KH-GD&ĐT ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Phòng giáo dục đào tạo Thanh Oai về việc thực hiện công tác truyền thông về Bình đẳng giới đến năm 2030;
Trường Mầm non Hồng Dương xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác truyền thông về Bình đẳng giới đến năm 2030 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ, Chính quyền, sự tham gia của mỗi cá nhân CBGVNV, gia đình, cộng đồng trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của chính bản thân người phụ nữ về bình đẳng giới và VSTBPN; thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; giảm khoảng cách giới, từng bước nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao; giảm dần số vụ bạo lực trên cơ sở giới; góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực trên cơ sở giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện để nam giới và nữ giới tham gia và thụ hưởng bình đẳng trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
2. Yêu cầu
Các hoạt động về bình đẳng giới đến năm 2030 phải thật sự thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn xã.
III. NỘI DUNG
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2022-2030, Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2022-2025 phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; bố trí kinh phí thực hiện, phối hợp trong thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ liên quan.
2. Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân về bình đẳng giới. Đẩy mạnh truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài; tổ chức tọa đàm, hội thảo, các hoạt động truyền thông cho CBGVNV, các bậc cha mẹ trẻ các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là bạo lực và xâm hại tình dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Tăng cường tuyên truyền các mô hình tại cộng đồng như mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh, mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới để người dân biết, tham gia và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
3. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo Cấp ủy, Chính quyền về việc triển khai công tác bình đẳng giới.
Tổ chức tập huấn kiến thức kỹ năng về giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách cho đội ngũ làm công tác bình đẳng giới.
4. Chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới ở những gia đình của CBGVNV có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới.
Tiếp tục duy trì, mở rộng thực hiện các mô hình: “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; “Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng”.
Giám sát, đánh giá nhằm khắc phục, thay đổi những hoạt động chưa hiệu quả và nhân rộng những mô hình tốt đã được triển khai; đề xuất các biện pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ vươn lên trong cuộc sống.
5. Tổ chức Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới từ 15/11 đến 15/12 (Tháng hành động)
Xây dựng kế hoạch, nội dung, thông điệp, chủ đề cho Tháng hành động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tổ chức tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với văn hóa và nhóm đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao.
Huy động sự tham gia trực tiếp của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và mọi tầng lớp nhân dân để tạo hiệu ứng lan tỏa trong tuyên truyền.
6. Tăng cường hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
Tham mưu các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; kiểm tra tình hình triển khai công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ; báo cáo định kỳ và đột xuất các nội dung liên quan theo yêu cầu.
Tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên ngành về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được đề ra theo kế hoạch.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp chung
1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ, Chính quyền, sự tham gia của mỗi cá nhân CBGVNV, gia đình, cộng đồng trong việc thực hiện bình đẳng giới năm 2022 đến 2030 trong đơn vị.
1.2. Thường xuyên báo cáo, tham mưu với Lãnh đạo các cấp nhằm tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với các đoàn thể trong việc thực hiện Kế hoạch hành động nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng.
1.3 Phối hợp với Công đoàn cơ sở nghiên cứu, chỉ đạo tốt các phong trào, các cuộc vận động hỗ trợ nữ cán bộ, công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
1.4. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và trẻ.
1.5. Nâng cao chất lượng và bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
1.6. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của các cấp, trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về bình đẳng giới.
1.7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác bình đẳng giới.
1.8. Tham gia các đợt đánh giá việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và các Luật, chiến lược, văn bản pháp lý có liên quan về giới để có thông tin, dữ liệu, bằng chứng nhằm điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các chỉ tiêu, hoạt động phù hợp với mục tiêu chung.
2. Giải pháp cụ thể
- Phát huy vai trò và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới.
- Quy hoạch và rà soát cán bộ của nhà trường hằng năm đảm bảo yếu tố giới. Xây dựng các biện pháp, chỉ tiêu cụ thể cho công tác cán bộ nữ. Xây dựng đề án quy hoạch sớm nữ cán bộ trẻ.
- Tham mưu các cấp khuyến khích, ưu tiên đối tượng cán bộ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực về kỹ năng quản lý, lãnh đạo cho cán bộ nữ trong quy hoạch.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ của nhà trường hàng năm cần đảm bảo tỉ lệ nữ tham gia theo quy định. Xây dựng đề án quy hoạch sớm nữ cán bộ trẻ.
- Tổ chức hội nghị thường niên và định kỳ về công tác cán bộ nữ trong nhà trường.
- Xây dựng các biện pháp, chỉ tiêu cụ thể cho công tác cán bộ, nữ.
- Có các hoạt động cụ thể (thực hiện các nghiên cứu, truyền thông, vận động chính sách trong các sự kiện phù hợp,…)
- Thu thập, tập hợp, tạo nguồn và có chỉ dẫn cụ thể địa chỉ, cách tiếp cận các khóa tập huấn về nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho cán bộ nữ.
- Lồng ghép các thông tin và kiến thức về giới, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới tại nơi làm việc thông qua các đợt sinh hoạt chính trị tại trường, các dịp lễ kỉ niệm: Quốc tế phụ nữ 8/3, Quốc tế hạnh phúc 20/3, Gia đình Việt Nam 28/06, thánh hành động về bình đẳng giới từ 25/11 đến 25/12…hoặc các sự kiện có liên quan, nhằm phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là lãnh đạo đơn vị.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ nữ trong quy hoạch được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Tham mưu các cấp khuyến khích, ưu tiên cho nữ khi tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí,…hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học có nữ tham gia.
- Thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp, hướng dẫn, tuyên truyền kịp thời đến công chức, viên chức, người lao động để tổ chức thực hiện.
- Lựa chọn tài liệu phù hợp với đối tượng tuyên truyền; bổ sung thêm kênh truyền hình để tài liệu thêm sinh động, dễ tiếp cận.
- Tăng cường hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ kết hợp với nhà trường về thúc đẩy bình đẳng giới; khuyến khích cha mẹ tham gia các hoạt động ngoại khóa về bình đẳng giới do nhà trường tổ chức, giải quyết các vấn đề bạo lực học đường; lồng ghép nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình trong các kỳ họp cha mẹ trẻ tại các nhóm, lớp và nhà trường.
- Giáo viên phụ trách các nhóm, lớp phối hợp với Công đoàn cơ sở, Chi đoàn, Ban đại diện cha mẹ trẻ, Thôn trưởng các thôn... gặp cha mẹ trẻ để tuyên truyền; gần gũi với trẻ, nắm bắt tâm lý của trẻ gỡ nút nguyên nhân (do kinh tế, do tính cách của bố mẹ, do bố mẹ bất lực, do sức khỏe của trẻ....).
- Cần đối xử công bằng hơn giữa con trai và con gái trong mỗi gia đình.
- Xây dựng và phát huy phòng tư vấn học đường.
- Tạo sân chơi phát triển thể chất, năng khiếu.
- Giảm áp lực học tập đối với trẻ.
- Cần phải áp dụng các biện pháp xử lý kỉ luật trẻ một cách mềm dẻo.
- Đánh giá, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện kế hoạch và nhân rộng mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bình đẳng giới đến năm 2030, triển khai thực hiện tại đơn vị sao cho phù hợp tình hình thực tiễn của đơn vị và báo cáo kết quả triển khai thực hiện định kỳ 06 tháng (trước ngày 10/6) và 01 năm (trước ngày 20/11) với Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai để tổng hợp.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại các cơ sở giáo dục; kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo và kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.
Tăng cường phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường để triển khai có hiệu quả nội dung bình đẳng giới, tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Đối với các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và công chức, viên chức, người lao động
Căn cứ kế hoạch này, các tổ chức đoàn thể, các Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng và công chức, viên chức, người lao động chủ động lồng ghép nội dung thực hiện công tác bình đẳng giới đến năm 2030 trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ tuyên truyền về thực hiện công tác bình đẳng giới đến năm 2030 đến cha mẹ trẻ và cộng đồng.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện truyền thông công tác bình đẳng giới đến năm 2030 của Trường Mầm non Hồng Dương. Đề nghị các tổ chức đoàn thể, các Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng và công chức, viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các bộ phận báo cáo về lãnh đạo Nhà trường để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận:
- Các tổ chức đoàn thể;
- Các tổ CM, tổ VP;
- Website trường;
- Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)
Nguyễn Thị Bích Hòa |